Giỏ hàng trống
MẸO XỬ LÝ KHI NGƯỜI THÂN MẮC BỆNH ĐỘT QUỴ
Trong cuộc sống ngày nay, việc trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết không chỉ để bảo vệ bản thân, mà còn để bảo vệ cả những người thân xung quanh bạn. Một trong những căn bệnh nguy hiểm thường gặp nhất hiện nay đó chính là bệnh đột quỵ. Vậy thì còn chần chờ gì nữa mà không cùng chúng tôi tìm hiểu cách xử lý khi người thân mắc bệnh đột quỵ nhé!
Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào?
Theo Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe thành phố Hồ Chí Minh, căn bệnh đột quỵ là biến chứng xảy ra một cách rất đột ngột khi sự tưới máu não bị giảm. Dẫn đến phần não do mạch máu tương ứng nuôi dưỡng bị hủy hoại. Tình trạng này có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn phế, liệt nửa người do nhồi máu não và xuất huyết trong sọ gây ra. Chính vì thế mà chúng ta cần phải trang bị đầy đủ các kiến thức để xử lý khi người thân mắc bệnh đột quỵ một cách kịp thời.
[caption id="attachment_1443" align="aligncenter" width="1200"]
Căn bệnh đột quỵ qua đi nhưng di chứng mà chúng để lại là nhiều vô số kể, điển hình là:
- Rối loạn vận động dẫn đến liệt nửa người, liệt mặt, tàn phế…
- Rối loạn ngôn ngữ gây nói đớ, không nói được, nói lung tung…
- Rối loạn ý thức làm cho người bệnh: tiêu tiểu không tự chủ, trầm cảm, giảm trí nhớ
- Rối loạn cảm xúc dẫn đến thay đổi tính tình, dễ nóng giận, cáu gắt, khóc cười vô cớ…
Những dấu hiệu thường gặp của bệnh đột quỵ
Thế đấy, những hậu quả của bệnh đột quỵ để lại là rất lớn. Vì vậy, điều quan trọng chúng ta cần làm đó là thường xuyên quan tâm, chú ý quan sát những dấu hiệu bất thường của người thân mà có những biện pháp xử lý kịp thời nhất.
[caption id="attachment_1444" align="aligncenter" width="600"]
Yêu cầu người bệnh cười, nói, giơ tay để nhận biết các dấu hiệu bệnh đột quỵ sau:
- Tê, yếu hoặc liệt mặt, tay và chân thường là ở một bên của cơ thể.
- Rối loạn thị giác ở 1 hoặc 2 mắt như tối mắt, mờ mắt, nhìn đôi, mù mắt.
- Lú lẫn, rối loạn nhận thức.
- Nói khó hoặc nói ngọng.
- Đi không vững, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp vận động.
- Đau đầu dữ dội
Những điều cần biết khi sơ cứu người thân bị đột quỵ
Theo như các Bác sĩ khuyến cáo, trong khoảng 3 giờ đầu sau đột quỵ, nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời thì cơ hội sống sót và phục hồi rất cao. Đặc biệt là với những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp…Nếu nhận thấy những dấu hiệu của bệnh đột quỵ thì gia đình chủ động gọi cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện sớm nhất có thể để được chữa trị kịp thời nhất.
[caption id="attachment_1445" align="aligncenter" width="660"]
Đồng thời trong thời gian chờ đợi cấp cứu chúng ta cần phải:
- Đặt người bệnh nằm lên một mặt phẳng nằm ngang, lưu ý không đặt người bệnh lên nệm lò xo có độ lún quá sâu vì sẽ làm thay đổi tư thế đầu.
- Đặt người bệnh nằm hơi nghiêng để nếu trong trường hợp dịch trong miệng chảy ra nhiều sẽ chảy ra bên mép chứ không chảy xuống đường thở gây ngạt thở.
- Đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân bị nôn, cần xoay người bệnh sang một bên để tránh đờm, dãi chui vào mũi, phổi.
- Nếu bệnh nhân cảm thấy khó thở, bạn cần thổi hơi vào miệng, nếu nghiêm trọng hơn tim ngừng đập thì cần ép tim vào lồng ngực.
- Cách xử lý khi bị đột quỵ nữa đó chính là yêu cầu bệnh nhân lặp lại một cụm từ đơn giản, chú ý những lời nói lắp hoặc khó hiểu.
Lưu ý:
Ngay cả trong trường hợp khẩn cấp bạn cũng không nên tự lái xe chở bệnh nhân đến bệnh viện do những nhân viên y tế hiểu rõ những việc cần làm hơn bạn. Và song song đó, họ có thể bắt đầu việc điều trị cho bệnh nhân ngay trên xe cấp cứu trên đường đến bệnh viện.
Những điều cần tránh khi người thân bị đột quỵ
Theo TS. BS Nguyễn Huy Thắng (Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, bệnh viện 115 TP.HCM) khi thấy những triệu chứng của đột quỵ, người nhà bệnh nhân thường phạm phải nhiều sai lầm như:
- Thường nghĩ rằng bệnh nhân bị trúng gió rồi vắt chanh cho họ uống hay đưa ngay tới những phòng mạch tư mà không nghĩ đến việc đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay.
- Sai lầm tiếp theo không thể không nhắc đến đó là người nhà cố hạ huyết áp cho bệnh nhân ngay trước khi đưa tới bệnh viện. Điều này là hoàn toàn sai lầm và sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân, vì khi chưa biết đây là tình trạng thiếu máu não hay xuất huyết não mà vẫn cố hạ huyết áp quá sớm thì vô tình chúng ta đã làm hại chính người thân của mình. Do lưu lượng máu sẽ giảm đột ngột và triệu chứng càng xấu đi.

Chính vì những hậu quả không lường do thiếu kiến thức nghiêm trọng về cách xử lý khi người thân bị đột quỵ mà dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Bạn tuyệt đối không tự ý cạo gió, xoa bóp hay cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào, nhất là thuốc hạ huyết áp để đảm bảo an toàn nhất cho người thân của mình nhé!
Song song đó bạn nên khuyến khích người thân mình luyện tập theo những nguyên tắc trong chế độ ăn dưỡng sinh. Bởi đây là phương pháp tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể ngăn ngừa các loại bệnh, đồng thời cũng hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả đấy.
Bình Luận
Hãy để lại bình luận của bạn