Giỏ hàng trống
NÊN ĂN UỐNG THẾ NÀO TRONG NHỮNG NGÀY NẮNG NÓNG OI Ả
Khi bắt đầu vào những ngày nắng nóng, không chỉ khiến cho cơ thể chúng ta khó chịu khi nhiệt độ tăng lên đột ngột. Mà nhu cầu ăn uống cũng phải hết sức thận trọng, bởi nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng là rất cao. Vậy, chúng ta nên ăn uống như thế nào trong những ngày nóng nhỉ?
Những mối đe dọa của mùa nóng đến sức khỏe?
Có thể nói tất cả những mùa trong năm thì mùa mà mang đến sự khó chịu từ thể trạng đến tâm trạng chúng ta nhất đó chính là mùa hè, khi mà thời tiết có những thay đổi bất chợt. Nắng nóng thất thường tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển, đặc biệt là tác hại đến nguồn thực phẩm mùa nắng nóng mà chúng ta cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là vô cùng lớn.
[caption id="attachment_1450" align="aligncenter" width="1300"]
Theo như dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, hiện tại độ ẩm không khí thấp, bức xạ cực tím (UV) cao không chỉ gây tổn hại đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến cả cây trồng, vật nuôi. Nắng nóng từ trên 35 độ được gọi là thời tiết nguy hiểm nhất tác động trực tiếp đến cơ thể chúng ta như: làm mất nước, cơ thể mệt mỏi. Chính vì thế, những người làm nhiều giờ ngoài trời cần duy trì giải lao 5 - 10 phút (sau 60 phút) để cung cấp thêm nước và năng lượng cho cơ thể tiếp tục làm việc. Điều đặc biệt cần lưu ý, khi vừa đi nắng về cần nghỉ ngơi, không nên tắm ngay để đảm bảo sức khỏe.
Những điều cần lưu ý về chế độ ăn uống trong mùa nóng
Để đảm bảo sức khỏe trong trong mùa nóng thì chúng ta cần đặc biệt lưu ý chế độ ăn uống trong ngày nắng để có thể trang bị cho mình những chế độ dinh dưỡng hợp lý, đồng thời phòng ngừa những loại bệnh thường gặp trong mùa nắng.
Theo bác sĩ Trương Hoài Anh cho biết: “Vào mùa nóng thực phẩm không được bảo quản đúng cách sẽ dễ hư hỏng hơn bình thường. Đây chính là thời điểm mọi người hay mắc các bệnh do thực phẩm kém vệ sinh như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy... Nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách, các bệnh trên có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do đó, vào thời tiết nắng nóng như hiện nay, chúng ta càng phải đặc biệt chú trọng đến vệ sinh an toàn khi lựa chọn, chế biến và lưu trữ thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình”.
[caption id="attachment_1452" align="aligncenter" width="400"]
Ngoài ra, chúng ta cũng cần đặc biệt lưu ý do thời tiết nắng nóng khiến cơ thể bị mất nước và điện giải. Nước rất dễ bị mất qua việc đổ mồ hôi, qua hơi thở, nước tiểu,.... Nhiệt độ môi trường tăng cao, nếu trong trường hợp cơ thể phải tăng cường làm mát thông qua việc bài tiết sẽ khiến lượng nước bị mất nhiều hơn bình thường. Mất nước và điện giải có thể gây ra những vấn đề từ nhẹ tới nghiêm trọng cho sức khoẻ về lâu về dài của chúng ta. Do đó, bù đủ lượng nước bị mất là việc hết sức cần thiết, mỗi ngày chúng ta nên cung cấp nước đầy đủ để đảm bảo các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là nguồn nước ion kiềm đấy nhé!
[caption id="attachment_1415" align="aligncenter" width="665"]
Nước rất quan trọng nhưng tất cả đều có nguyên tắc và giới hạn của riêng nó. Vì vậy, lượng nước cần thiết hằng ngày cho mỗi người là hoàn toàn khác nhau, tuỳ thuộc vào giới tính, cân nặng, độ tuổi, tình trạng cơ thể, tần suất vận động... Đa số ở những người khỏe mạnh thì việc đáp ứng đủ nhu cầu hấp thu nước của họ dựa vào cảm giác khát nước. Cơ thể của bạn sẽ tự “báo động” cảm giác khát và cần cung cấp nước khi mức nước trong cơ thể giảm xuống. Do đó mỗi người khoẻ mạnh trung bình thường cần khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bù nước thông qua việc uống sữa, đồ uống không đường, trà,…
Những loại thực phẩm nào cần bổ sung cho cơ thể trong mùa nóng?
Chính vì những mối đe dọa rất lớn trong trong mùa nóng là vô cùng nguy hiểm như thế. Cho nên chúng ta cần bổ sung những loại thực phẩm nào trong mùa nóng? Câu trả lời rất đơn giản, chúng ta chỉ cần bổ sung thêm các loại thực phẩm cung cấp nhiều nước và khoáng chất cho cơ thể như:
- Nước dừa: Đây được xem là một trong những loại nước không chỉ có tác dụng giải khát mà còn cung cấp cho cơ thể rất nhiều dưỡng chất khi trong thành phần của nước dừa có chứa nhiều nước cũng như các ion cần thiết cho cơ thể.
- Cà chua: Là loại quả chứa hơn 90% nước, ngoài ra trong thành phần của cà chua còn có nhiều chất chống oxy hoá có lợi cho sức khỏe.
- Xà lách: Đây là loại rau củ quả chứa nhiều nước cũng như Vitamin, rất tốt cho sức khỏe cũng như tạo cảm giác mát mẻ khi ăn.

Đồng thời bên cạnh những loại thực phẩm nhiều nước, chúng ta cũng cần cung cấp cho cơ thể các loại chất đạm như:
- Thịt: Chứa nhiều axit amin quý (thiết yếu và không thiết yếu) với một tỉ lệ khá cân đối. Đặc biệt trong thịt bò, dê có chứa nhiều chất sắt cần thiết cho cấu tạo hồng cầu và các mô khác trong cơ thể. Nên ăn thịt ở mức vừa phải, trung bình khoảng 1,5kg/người/tháng. Theo các chuyên gia của Hội Tim Mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo nên ăn các loại thịt trắng như: thịt gà, thịt vịt mà không nên ăn các loại thịt đỏ như: thịt heo, thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt chó. Theo nghiên cứu năm 2017 của Hội Thận học Hoa kỳ cho biết: ăn thịt đỏ sẽ làm gia tăng bệnh thận giai đoạn cuối và suy thận lên rất nhiều lần nên chúng ta cần điều chỉnh chế độ ăn sao cho hợp lý nhất.

- Cá: Trong tất cả các loại thực phẩm cá là thực phẩm có nguồn đạm (protid) rất quý với đầy đủ các axít amin cần thiết (isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan, valine, histidine) trong đó hàm lượng tyrosine, tryptophan, methionin cao hơn cả thịt. Chất đạm của cá tươi dễ tiêu hóa, dễ hấp thu hơn so với thịt.
Ngoài ra, chúng ta có thể thay đổi luân phiên khẩu vị cũng như các loại thực phẩm hàng ngày: dưa hấu, dưa lưới, dâu, đu đủ,...Nhằm bổ sung nước và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
Bình Luận
Hãy để lại bình luận của bạn